Vấn đề trung thực trong kỳ thi quốc gia

Thứ Hai, Tháng Năm 25th, 2015
Có câu chuyện tìm cách đãi ngộ thật tốt với cán bộ coi thi của các trường đại học về để châm trước diem thi tot nghiep cho mình hay không?”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi cho lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo tin tuc trong ngay 21/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Giáo dục làm việc với UBND tỉnh Hải Dương về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quế, trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của Hải Dương cho biết, Sở Giáo dục chủ động phối hợp với Đại học Nông lâm Bắc Giang, tiếp nhận cán bộ, giảng viên tham gia Hội đồng thi, giám sát, tham gia coi và chấm thi.

anh-dam-2-5809-1432210164.jpg

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.  Ảnh: Khang Nguyễn.

Trả lời câu hỏi “có hay không việc ép thí sinh chỉ thi xét tốt nghiệp để chạy theo thành tích”, ông Quế cho biết hoàn toàn không có chuyện ép buộc. Ban đầu, khoảng 60% các em chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp, sau khi Sở tư vấn hướng nghiệp thì tỷ lệ này giảm xuống gần 40%.

Phó chủ tịch tỉnh cho biết thêm, cán bộ chấm thi sẽ được lựa chọn kỹ, đảm bảo có chuyên môn nghiệp vụ. Những năm trước, Hải Dương có khoảng 20.000 thí sinh thi tại tỉnh, khi Bộ chấm thẩm định đều không có sai sót. Vì vậy, năm nay chỉ tổ chức cho 8.000 thí sinh thi thì việc chấm không có gì khó khăn.

Chưa hài lòng vì mới được nghe được những thuận lợi, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hỏi: “Sở có gì khó khăn, Bộ còn gì muốn giải thích không?”.

Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh khẳng định, năm nay có 2 loại cụm thi do Sở chủ trì và trường đại học chủ trì, nhưng hoàn toàn không có sự nặng nhẹ, bởi dù cụm thi Sở cũng có sự tham gia của các trường đại học. Ít nhất 3 cán bộ về làm việc, có thể coi thi, giám sát, lãnh đạo điểm thi.

“Việc tham gia của lực lượng bên ngoài địa phương chỉ là giải pháp trước mắt, lâu dài mỗi cán bộ coi thi phải làm tốt công việc của mình. Dù thi ở TP HCM, ở Hải Dương hay Mù Căng Chải đều phải nghiêm túc như nhau, tiến tới sau này tất cả các cháu có thể thi tại địa phương. Sự phấn đấu này là của cả hệ thống chính trị, bắt đầu từ các thầy cô giáo”, ông Trinh nói.

Phó thủ tướng lên tiếng “hãy xem tôi là một người dân bình thường băn khoăn về kỳ thi này. Các đồng chí hãy trả lời giúp tôi, có câu chuyện tìm cách đãi ngộ thật tốt với cán bộ coi thi của các trường đại học về để châm trước cho mình trong trông thi và chấm thi hay không?”.

  • Đề xuất công thức nấu mon ngon cho cả gia đình bạn.

Cục trưởng Mai Văn Trinh khẳng định, Bộ Giáo dục và các cơ quan quản lý không cho phép việc mua chuộc cán bộ về trông thi. Giám sát và thực thi việc này trước hết là ban chỉ đạo thi địa phương, những người có trách nhiệm tại điểm thi. Nếu có điều gì bất thường không giải quyết được phải báo cáo Bộ.

“Vậy Bộ Giáo dục có lường được tình trạng đó và có đảm bảo cho nhân dân là không phải lo lắng?”, Phó thủ tướng tiếp tục chất vấn.

Cục trưởng Trinh cho hay, trong văn bản gửi UBND các tỉnh có nói UBND tỉnh chủ động sắp xếp các nguồn kinh phí đảm bảo tổ chức kỳ thi và tuyệt đối không gây khó khăn cho giáo viên, phụ huynh học sinh. Nếu cảm thấy cần thiết phải có nhắc nhở riêng về vấn đề này thì Bộ sẽ chuẩn bị.

anh-trinh-9613-1432210164.jpg

Cục trưởng Khảo thí Mai Văn Trinh. Ảnh: Khang Nguyễn.

Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trần Văn Nghĩa giải thích, những năm trước Bộ không quản lý hết được việc thi nhưng năm nay sẽ khác. Chỉ với một đề thi chung, sức ép lên các cụm thi là rất lớn. Những thí sinh học lực kém mới sign up thi tại cụm thi địa phương. Nếu kết quả thi những điểm này cao hơn cụm thi đại học thì đó là điều bất thường.

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cũng khẳng định, sự tiêu cực không dễ dàng như ta nghĩ. Bởi vì muốn vào phòng thi phải qua rất nhiều hàng rào bảo vệ từ công an đến giám thị hành lang. Hơn nữa thí sinh cũng chính là những người giám sát, các thầy cô không dễ gì có thể tiêu cực. “Thậm chí có những học sinh đã mang máy quay vào phòng thi. Như vậy là các thầy phải làm đúng. Tôi chưa nói vấn đề đạo đức, trách nhiệm, các thầy cô phải giữ mình, vì có những con mắt bất ngờ giám sát ở xung quanh”, Thứ trưởng Hùng nhắc nhở.

Về chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, mỗi năm cả nước có khoảng 550.000 chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng trong đó đại học 300.000, cao đẳng 250.000. Hàng năm dựa vào các thông số như kết quả thi, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh để định ra điểm sàn. Hệ số dư của thí sinh trên điểm sàn so với tổng chỉ tiêu là 1,5 lần, tức 150%.

“Có hay không chuyện các trường đại học, cao đẳng, nhất là trường địa phương tuyển cả những em dưới điểm sàn? Nếu có nghĩa là số học sinh trên điểm sàn vẫn thiếu, như vậy là thừa chỗ học. Và có hay không trường kêu gọi mà không có người học?”, Phó thủ tướng hỏi.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển thừa nhận ở tỉnh có Đại học Thành Đông không tuyển sinh được, nhưng không có chuyện tuyển cả thí sinh dưới điểm sàn. “Trường này hiện chỉ có vài chục sinh viên, nếu có chuyện tuyển dưới điểm sàn thì số lượng chắc phải đông hơn”, ông Hiển nhận định.

Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết thêm, trong tuyển sinh công tác hậu kiểm rất tốt. Hậu kiểm có nhiều nội dung trong đó có dưới điểm sàn hay không và sẽ xử lý nghiêm. Vừa qua khâu hậu kiểm không phát hiện điều này.

“Với thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện hay, câu chuyện tuyển sinh được hay không phụ thuộc vào chất lượng đào tạo. Hiện có trường không cần quảng cáo nhưng các em đến học rất đông vì chất lượng tốt, đào tạo xong có việc làm. Còn có trường phải gửi thư mời thì thí sinh cũng không đến, như vậy là các em đã trở thành những nhà thông thái biết lựa chọn”, ông Trinh nói.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam một lần nữa nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Chính phủ khi đổi mới giáo dục là dù có khó cho ngành giáo dục, nhưng bớt nhiêu khê, bớt khó cho dân thì vẫn phải làm, và quan trọng là phải đảm bảo trung thực.