Thi THPT quốc gia: Chủ yếu chọn môn theo khối thi đại học
Cuối tháng 4 là hết thời hạn sign up dự thi THPT quốc gia. Theo ghi nhận của Thanh Niên cho thấy, việc lựa chọn môn thi của học sinh vẫn nhằm mục đích chính là xét tuyển sinh ĐH.
Việc chọn môn thi của học sinh (HS) năm nay không có nhiều bất ngờ so với năm trước, chỉ khác là năm nay có thêm ngoại ngữ là môn thi bắt buộc nên số môn tự chọn giảm đi. Trong số các môn tự chọn thì vật lý vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo, tiếp đến là hóa học. Điều này cũng phù hợp với tỷ lệ lớn HS vẫn chọn môn theo khối A và A1 (khối thi truyền thống). Tuy nhiên, với đặc thù của từng trường cụ thể thì việc chọn môn cũng có những khác biệt.
>>> Tham gia hoc toan tren mang cho học sinh THPT
Sử hiu hắt, địa “dễ ăn điểm”
Các trường được xem là tốp đầu của Hà Nội như THPT: Thăng Long, Kim Liên, Chu Văn An, Lương Thế Vinh, Trần Phú, Việt Đức, Yên Hòa, Nguyễn Gia Thiều…, số HS chọn môn vật lý chiếm đa số vì đây cũng là những trường có thế mạnh về phân ban cơ bản A.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Q.Hoàn Kiếm) cho biết: “Môn vật lý có số HS lựa chọn nhiều nhất và nhiều gần gấp đôi so với môn hóa. Cụ thể, có khoảng 440 HS chọn môn lý, 235 môn hóa, 203 môn địa. Môn ít HS chọn nhất là lịch sử, với 27 em. Còn Trường THPT Lương Thế Vinh, theo PGS Văn Như Cương, khoảng 70% HS chọn môn lý, tiếp đến là các môn: hóa học, sinh học, địa lý. Không có HS nào chọn sử. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chỉ có hơn 20 HS chọn thi môn sử.
Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, do đặc thù của trường là chất lượng đầu vào quá thấp, thầy và trò chỉ cố gắng để các em có thể đạt yêu cầu tốt nghiệp THPT nên việc phân ban theo khối thi ĐH của trường cũng không rõ rệt như các trường THPT khác trên địa bàn. Vì thế có tới 80% HS chọn môn địa lý là môn thi thứ tư và chỉ có khoảng 10% HS chọn môn sử. Một giáo viên của trường cho biết: Bộ GD-ĐT quyết định cho phép thí sinh được sử dụng Atlat khi làm bài thi môn địa nên các em vốn có học lực không cao đã quyết định lựa chọn môn này để dễ “ăn” điểm, hoặc chí ít cũng không bị điểm liệt.