V-League bị tụt giá hay tự làm mất giá?
Thứ Hai, Tháng Tư 6th, 2015
V-League bị tụt giá hay tự làm mất giá? Sự xuống giá của V-League không chỉ nằm ở chuyện giải đấu rất khó thu hút nhà tài trợ, mà còn nằm ở chỗ V-League cũng hầu như không đủ khả năng bảo về quyền lợi cho các CLB, cho các cầu thủ khi nảy sinh những xung đột về quyền lợi.
Mất giá hay tự làm mất giá?
Về mặt con số đơn thuần, với 30 tỷ đồng tiền tài trợ/mùa từ một doanh nghiệp Nhật Bản, giá của V-League chỉ bằng khoảng… 1/4 so với giải Thai-League của nước láng giềng Thái Lan, khi cũng công ty Nhật Bản này tài trợ cho Thai-League số tiền gần 120 tỷ đồng/mùa.
Còn vì sao V-League mất giá thì phải xem lại giải đấu này, từ lực lượng tham dự giải đấu, khâu tổ chức, cho đến sức nặng của giải đấu trong mắt những người trực tiếp điều hành nền bong da?
Về lý thuyết, V-League phải là sân chơi số 1 của bóng đá nội trong năm, phải là cái móng, là chân đế cho toàn bộ làng cầu. Thế nhưng, trên thực tế, cái nền móng ấy lại cực kỳ mong manh. Nó mong manh đến mức mà năm này qua năm khác, người tổ chức chỉ mong nhất là đừng đội nào… bỏ cuộc vì hết tiền, hoặc vì hết hứng.
Theo phân tích ket qua bong da giải đấu ấy quá thiếu hấp dẫn vì trong số 14 đội tham dự V-League, ngoại trừ B.Bình Dương, hầu như cũng không đội nào nói rõ là họ sẽ tham chiến vì mục tiêu vô địch. Rồi ngược xuống nhóm dưới, cũng chỉ có 1 đội rớt hạng. Thậm chí, ngay cả suất rớt hạng này cũng mơ hồ, ở chỗ nếu có đội bỏ ngang, có khi người ta cũng hủy luôn cả suất rớt hạng như cách nay 2 năm, sau sự cố của XM Xuân Thành Sài Gòn.
V-League được tổ chức theo kiểu “giật cục” khiến các CLB rất khó để quản quân và duy trì phong độ (ảnh: Anh Hải)
Một giải đấu mà người ta đến đấy không phải để tranh chấp ngôi vô địch, cũng không lo việc trụ hạng, chẳng biết người ta sẽ đá bóng vì cái gì?
Cũng không ở đâu trên khắp thế giới, tồn tại một thực tế nực cười như ở V-League: Các CLB vội vã chạy nước rút đá 8 vòng đầu tiên, xong nghỉ 2 tháng, đá tiếp 4 vòng, lại nghỉ thêm 2 tháng. Tổng cộng các CLB phải è cổ trả lương thêm 4 tháng ròng rã cho cầu thủ, chỉ để họ ngồi chơi xơi nước và đi đá… phong trào hòng cố duy trì phong độ.
Không hề có chút sức nặng
HLV Trần Bình Sự của Đồng Nai lên tiếng: “Khi V-League nghỉ dài đến 4 tháng, CLB vẫn phải trả lương cho cầu thủ, đấy rõ ràng là thiệt thòi. Ngoài ra, việc tập “chay” khiến cầu thủ sẽ sinh nhàm chán, rất khó duy trì phong độ”.
HLV Lê Huỳnh Đức của SHB Đà Nẵng thì cho rằng: “Vừa tập trung trở lại sau 2 tháng, đá vội vã 4 trận, rồi lại nghỉ thêm hơn 50 ngày ngày nữa, thế là phải chuẩn bị lại từ đầu. Khi được nghỉ cầu thủ rất dễ xả láng, khiến HLV càng khó khăn trong việc ra giáo án huấn luyện”.
Có lẽ cũng không có khóa đào tạo HLV nào trên khắp thế giới giúp các HLV có chu trình huấn luyện tốt nhất cho cầu thủ của mình để theo một giải đấu… giật cục như V-League. Mà một khi dân chuyên môn không thể tìm ra phương án tốt cho cầu thủ , ắt sẽ dẫn đến sự sa sút về chất lượng chuyên môn, khiến giải đấu vốn đã yếu càng tệ hơn.
Trên thế giới, người ta không bao giờ dừng giải quốc nội dài như vậy. Ngay cả FIFA cũng chỉ quy định các CLB chỉ cần “nhả” cầu thủ từ 1 tuần đến chục ngày cho các đội tuyển quốc gia, cho những trận đấu vốn đã được FIFA xếp lịch cả năm trước đó.
Ngay đến VCK World Cup hay Euro cũng chỉ diễn ra vào mùa hè, khi mà những giải vô địch trên khắp thế giới đã kết thúc, cầu thủ không còn vướn bận gì với CLB, chứ bản thân từng CLB không có nghĩa vụ phải nhường cầu thủ hàng tháng trời cho các đội tuyển, bản thân từng giải vô địch cũng không có nghĩa vụ phải tạm dừng quá lâu như vậy để các nền bóng đá tập trung đội tuyển.
Ở đây, V-League rõ ràng không có sức nặng với VFF (thử hình dung trường hợp giải Premier League của Anh mà buộc phải dừng như thế, những nhà tổ chức giải đấu có khi kiện FA và cả FIFA đến chỗ phá sản chứ chẳng chơi), nên mới có chuyện người ta muốn dừng giải lúc nào thì dừng.
V-League không biết cách bảo vệ quyền lợi và hình ảnh của chính mình thì làm sao họ đủ sức bảo vệ quyền lợi cho nhà tài trợ? Trong khi thấy rõ là khả năng quảng bá của nhà tài trợ cũng bị ảnh liên đới từ việc V-League phải nghỉ quá lâu, làm sao họ đủ sức bảo vệ quyền lợi của các thành viên trực tiếp tạo nên giải đấu là các CLB?
Tiếc rằng những nhà điều hành bóng đá nội nhiều năm nay không quan tâm đến từng CLB cấp cơ sở, không quan tâm đến sức sống của V-League. Thật tiếc là người ta dễ dàng say với từng chiến công riêng lẻ của đội U19 Việt Nam trước đây, đội U23 Việt Nam bây giờ, mà quên mất rằng chính từng CLB, chính V-League mới là nền tảng để tạo nên những chiến công ấy!
Có thể bạn quan tâm:
- Kết quả xo so mien bac truc tiep ngày 6/4/2015