Ung thư xương triệu trứng nguyên nhân và cách điều trị

Thứ Sáu, Tháng Bảy 17th, 2015

Xương có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể toàn bộ con người.Nếu không may gặp vấn đề thì từng vùng cơ thể bị rã rời. Trong tất cả các bệnh của xương thì ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm nhất. Hãy cùng tạp chí mẹ yêu con tìm hiểu về căn bệnh này nhé
ung thư xương là gì

Dấu hiệu ung thư xương:
– Đau ở xương: Đau ở xương thường là triệu chứng phổ biến và dễ thấy nhất khi mắc ung thư xương. Thông thường cơn đau có thể diễn ra bất kì lúc nào, không cố định thời gian và tồi tệ hơn vào ban đêm. Chúng sẽ khiến bạn đau nhức và khập khiễng khi đi lại.
– Sưng tấy, nổi hạch: U khởi đầu chỉ là một đám sưng, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Càng về sau u càng sưng to hơn và gây biến dạng. Khối u nằm ở các khớp sẽ khiến bạn khó cử động, khối u nằm ở chân khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, u nằm ở tay gây nên cảm giác đau nhói và khó cầm nắm mọi vật. Ung thư xương cũng thường gây nổi hạch ở mặt sau của cổ họng và có thể dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt khi ăn uống.
– Sút cân nhanh : cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương ở giai đoạn sớm. Nếu cảm thấy trọng lượng cơ thể giảm xuống đáng kể mà không rõ nguyên nhân bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra.
Bệnh nhân mắc ung thư xương cũng thường cảm thấy mất cân bằng và mệt mỏi, không thể tập trung vào làm việc, học tập như người bình thường.
– Toát mồ hôi bất thường cũng là một trong những triệu chứng của ung thư xương.
– Ung thư xương cũng thường khiến người bệnh mắc chứng sốt cao dài ngày không rõ nguyên nhân, nên khiến nhiều người lầm tưởng với các bệnh cảm cúm thông thường.
– Ung thư xương thường dễ gặp ở trẻ em khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Trẻ em hay bị bong gân cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương cảnh báo sớm của bệnh.
– Bạn cũng không nên coi thường dấu hiệu tê nhức chân tay hoặc việc gãy xương thường xuyên dù không hoạt động mạnh. Vì có thể đây là triệu chứng của ung thư xương.

Xem: Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai

Ung thư xương, hình ảnh ung thư xương
Các phương pháp điều trị ung thư xương: 
Phẫu thuật xạ trị, hoá trị. Bác sĩ thường phối hợp phương pháp điều trị phụ thuộc sự cần thiết của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được giới thiệu đến những bác sĩ chuyên về điều trị các loại ung thư. Thường thường, các chuyên gia làm việc với nhau như một đội; gồm: phẫu thuật viên, chuyên gia ung thư ở nhi và chuyên gia xạ trị.
Phẫu thuật là một phần của điều trị ung thư xương. Bởi vì, bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu, phẫu thuật viên lấy u và một phần xương lành và mô lành khác xung quanh u.
Khi ung thư xương ở một cánh tay hay chân, phẫu thuật viên cố gắng lấy u và một vùng mô lành xung quanh u. Thỉnh thoảng phẫu thuật viên có thể sử dụng một dụng cụ kim loại để thay thế phần xương bị lấy đi. Ở trẻ em, thay thế dụng cụ kim loại có thể kéo dài khi trẻ lớn. Cách thức bảo tồn chi này cần nhiều lần phẫu thuật để giữ sự kéo dài chi nhân tạo.
Tuy nhiên, khi u lớn có lẽ đoạn chi là cần thiết. Nếu đoạn chi thì cần làm chi giả: chân, cánh tay, bàn tay, bàn chân.
Hoá trị là dùng thuốc giết tế bào ung thư. Thường phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu. Thuốc theo dòng máu đi khắp cơ thể. Hoá trị được tiến hành nhiều đợt: sau một đợt điều trị là một khoảng thời gian hồi phục, tiếp sau đó là một điều trị mới và tiếp tục nhiều đợt.
Một số bệnh nhân điều trị hoá trị ngoại trú bệnh viện, dưỡng đường, hay phòng khám tại nhà của bác sĩ. Tuy nhiên, tuỳ theo loại thuốc điều trị bệnh nhân cần phải ở trong bệnh viện một thời gian ngắn.
Hoá trị luôn phối hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hoá trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật. Hoá trị còn là một điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để diệt hết những tế bào ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể và phòng ngừa tái phát. Có khi bệnh nhân được hoá trị trước và sau phẫu thuật. Đối với vài loại ung thư xương hoá trị phối hợp với xạ trị. Hoá trị có thể được dùng để kiểm soát ung thư xương có di căn.
Xạ trị là dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thường điều trị 5 ngày một tuần, trong 5 đến 8 tuần.

Xem thêm:
Cây chùm ngây và công dụng chữa bệnh thần kì