Tình trạng phù thai ở mẹ bầu và cách phòng tránh
Phù thai là một tình trạng nghiêm trọng trong đó hai hoặc nhiều phần cơ thể của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh bị tích tụ chất dịch.
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai 39 tuan ai cũng mong được mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mẹ bầu vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, trong đó có hiện tượng phù thai.
Vì sao mẹ bầu bị phù thai?
Có 2 loại phù thai: miễn dịch và không miễn dịch. Nguyên nhân chính xác tùy vào loại mà thai nhi gặp phải:
– Phù thai miễn dịch là biến chứng thể nặng của Bất đồng nhóm máu Rhesus. Bất đồng nhóm máu Rhesus phá hủy lượng lớn tế bào hồng cầu, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm phù nề toàn thân. Phù nề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
– Phù thai không miễn dịch xảy ra khi một bệnh hay tình trạng sức khỏe phá vỡ khả năng điều khiển các chất lỏng của cơ thể. Có 3 nguyên nhân gây tình trạng này: những vấn đề về tim và phổi, thiếu máu nặng (Thiếu máu Địa Trung Hải), các khuyết tật di truyền, bao gồm Hội chứng Turner.
Số thai 36 tuan bị phù thai miễn dịch giảm đáng kể từ khi có thuốc RhoGAM, được dùng để điều trị nguy cơ Bất đồng nhóm máu Rhesus ở phụ nữ mang thai.
Đi khám thai định kỳ để phát hiện phù thai (Ảnh: Internet)
Dấu hiệu nhận biết
Những triệu chứng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Những dạng nhẹ có thể gây:
– Phù gan.
– Da tái nhợt.
Những dạng nghiêm trọng hơn có thể gây:
– Khó thở.
– Những vết thâm trông giống bầm tím hay đỏ tía trên da.
– Suy tim.
– Thiếu máu nghiêm trọng.
– Vàng da nặng.
– Phù nề toàn thân.
Làm sao để phát hiện tình trạng này trong thai kỳ?
Việc siêu âm thai định kỳ có thể cho thấy:
– Lượng lớn nước ối.
– Nhau thai lớn bất thường.
– Chất lỏng gây phù nề ở vùng bụng và các cơ quan bao gồm gan, lá lách, tim và phổi của thai 37 tuan.
Chọc dò nước ối và siêu âm định kỳ sẽ được thực hiện để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Phù thai thường cho kết quả tử vong sớm ở trẻ trước và sau khi được sinh (Ảnh minh họa: Internet)
Phù thai có thể điều trị được không?
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong suốt thai kỳ, điều trị có thể bao gồm:
– Dùng thuốc kích thích chuyển dạ sớm và sinh em bé.
– Sinh bằng phương pháp phẫu thuật (đẻ mổ) sớm nếu tình hình trở nên xấu đi.
– Cung cấp máu cho thai 38 tuan vẫn đang trong bụng mẹ (truyền máu thai nhi trong tử cung).
Điều trị cho trẻ sơ sinh có thể bao gồm:
– Truyền trực tiếp tế bào hồng cầu (tương thích với nhóm máu của trẻ sơ sinh) và thay máu để cơ thể bé thoát khỏi những chất đang phá hủy tế bào hồng cầu.
– Sử dụng kim tiêm để loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa xung quanh vùng phổi và vùng bụng của bé.
– Dùng thuốc để kiểm soát suy tim và giúp thận loại bỏ chất lỏng dư thừa.
– Các phương pháp hỗ trợ hô hấp cho bé, ví dụ như máy hô hấp.
Đây là hiện tượng nguy hiểm có thể phòng tránh?
Phù thai thường cho kết quả tử vong sớm ở trẻ trước và sau khi được sinh ra. Rủi ro cao nhất là trẻ sinh non và mắc các bệnh bẩm sinh.
Ngoài ra, tổn thương não được gọi là vàng da nhân (kernicterus) có thể xảy ra.
Bất đồng nhóm máu Rhesus có thể dẫn tới hiện tượng này, đồng thời được ngăn ngừa nếu người mẹ sử dụng RhoGAM ngay trong hoặc sau thai kỳ.