Nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ
Chậm kinh, tắc kinh đa phần là sự báo hiệu nữ giới sắp mang thai. Trong trường hợp đang cố gắng có em bé, mất kinh là điều nhiều phụ nữ mong đợi. Theo trang mẹ yêu con
Tuy nhiên, khi chuyện sinh em bé không nằm trong kế hoạch, muộn ngày “đèn đỏ” là điều khiến nhiều phụ nữ lo lắng. Một số trường hợp chậm kinh là do rối loạn sức khỏe sinh sản ở phái đẹp, gây lo lắng và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chậm kinh.
Chậm kinh do mang thai
Nếu người phụ nữ chậm kinh tới 1 tuần và đã có quan hệ tình dục không an toàn trước đó thì nên kiểm tra nước tiểu bằng que thử vì bạn có thể đã có thai. Nếu chậm kinh đến 7 ngày mà kèm theo triệu chứng buồn nôn chóng mặt, đau ngực… thì khả năng có bầu rất cao. Nếu có thai thì chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ bị ngưng lại một thời gian khá dài.
Chậm kinh do giảm cân quá mức
Bác sĩ Dweck tác giả của cuốn “Vis for Vagina” cho biết chậm kinh là một triệu chứng phụ nữ thường gặp. Nếu chỉ số BMI đột ngột giảm xuống dưới 18 hoặc 19, rất có thể nữ giới có thể sẽ bị mất kinh. Thói quen chán ăn, ăn uống vô độ, những sự kiện thể thao yêu cầu cơ thể phải luyện tập nhiều hơn bình thường cũng gây tình trạng này. Ông Dweck cho biết: “Cơ chế tự nhiên cơ thể có khả năng ngăn cản việc mang thai khi đang căng thẳng cực độ. Cơ thể sẽ ngăn sự rụng trứng, không sản sinh nhiều estrogen, không thể làm dày thành tử cung. Kết quả là phụ nữ sẽ không có kinh”.
Chậm kinh do mất cân bằng về hormone
Chậm kinh nguyệt là biểu hiện của chứng kinh nguyệt không đều. Hội chứng đa nang buồng trứng làm cho nồng độ estrogen và androgen tăng cao và kéo dài do tuyến yên giảm bài tiết hormone không thể lên xuống như chu kỳ bình thường, không tạo được phong noãn và kinh nguyệt. Điều này có thể đi kèm với béo phì, vô kinh, chảy máu tử cung thất thường.
Chậm kinh do thuốc tránh thai
Sự “mất tích” của một chu kỳ kinh nguyệt có thể đơn giản do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai đang áp dụng. Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không hề nguy hiểm và nhiều khi còn là một tác dụng phụ tốt. Các phương pháp như dùng vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng mang lại kết quả tương tự. Nếu ngừng sử dụng biện pháp tránh thai thì trong vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường mà không có vấn đề gì.
- Xem: Cách tinh ngay rung trung để sinh con trai
Chậm kinh do căng thẳng
Một biến cố làm chấn động cuộc sống của nữ giới có thể dẫn đến vô kinh. Theo bác sĩ Dweck giải thích: “Trong não bộ, vùng dưới đồi chính là nơi sản sinh các hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vùng dưới đồi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự căng thẳng.
Chậm kinh do làm việc quá sức
Tình trạng chậm kinh nguyệt thường rơi vào những người phụ nữ vận động quá nặng, làm việc quá sức và chơi các môn thể thao mất nhiều năng lượng. Cơ thể mệt mỏi khiến hệ bài tiết estrogen và phong noán ngững hoạt động. Điều này dẫn đến chậm kinh và có thể gây mất kinh trong một thời gian.
Chậm kinh do tuyến giáp bất thường
Tuyến giáp nằm ở cổ, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn vận hành tốt. Bác sĩ Dweck nói: “Nếu cơ thể đang bị mất cân bằng tuyến giáp, dù đó là sự suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ”. Nếu nhận thấy các triệu chứng khác của rối loạn tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Chậm kinh do mãn kinh sớm
Phụ nữ có thể bị suy buồng trứng sớm, là tình trạng hai buồng trứng ngừng hoạt động khi người phụ nữ chưa đến 40 tuổi, khiến giảm khả năng sinh sản và chu kỳ kinh bất thường. Ngoài việc mất kinh, dấu hiệu của chứng suy buồng trứng sớm là người nóng bừng, đổ mồ hôi đêm và khô “vùng kín”.
Xem thêm: Bi quyet sinh con trai