Khổ ”trăm thứ đủ bề” sau sinh

Thứ Bảy, Tháng Mười 3rd, 2015

Trải qua 9 tháng 10 ngày với biết bao lo lắng vất vả, rồi tiếp tục dũng cảm, kiên trì khi vượt cạn để mẹ tròn con vuông; những tưởng chuỗi ngày khủng khiếp đã qua, nhưng những ngày đầu sau sinh mới thật sự nhiều thử thách và đòi hỏi sức chịu đựng mạnh mẽ của mẹ.

>> TÌm hiểu bà bầu nên ăn gì sau sinh

Trông vẫn giống mẹ bầu mang thai tháng thứ 9

Trong thời gian mang bầu, mẹ có thể được mọi người trấn an rằng sau khi sinh, bụng sẽ nhỏ lại chỉ như hồi mang thai 4 tháng mà thôi, sau đó sẽ có thể quay về kích thước ban đầu. Nghe có vẻ tuyệt vời vậy thôi, nhưng thực tế hiếm khi nào xảy ra chuyện đó. Mẹ đừng ngạc nhiên khi em bé chào đời rồi mà bụng mẹ vẫn to lùm lùm, như là vẫn còn 1 em bé nữa ở trong vậy.

Từ ngày đầu tiên trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành bào thai trong tử cung, tử cung từ một kích cỡ của một quả cam phát triển, lớn dần và to tương đương một quả dưa hấu vào những ngày cuối thai kỳ. Bởi thế sau khi sinh, tử cung cần thời gian co lại, hồi phục về hình dáng ban đầu. Hiếm có trường hợp nào mẹ có thể thoát khỏi bộ áo rộng thùng thình chỉ sau 6 tuần sau sinh. Không những bụng to và sồ sề hơn, sau sinh mẹ cũng sẽ gặp các vấn đề phiền toái khác như chứng phù nề, táo bón, bí tiểu.

>> Bí quyết giảm cân sau sinh của chị em

Không thể tiểu tiện bình thường

Không thể tiểu tiện bình thường hay còn gọi là bí tiểu là hiện tượng thường xảy ra đối với mẹ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn tiểu, căng tức, khó chịu nhưng lại không đi được. Nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai xuống thấp đè vào cổ bàng quang hoặc niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu. Do đó bàng quang bị ảnh hưởng, căng giãn hơn mức bình thường, bị co thắt cơ cổ bàng quang nên sản phụ không thể đi tiểu bình thường như trước. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là do bị rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh con. Các vết khâu rạch tầng sinh môn khiến sản phụ đau rát, không dám rặn tiểu hoặc sợ đi tiểu.

Khổ 'trăm thứ đủ bề' sau sinh

Nóng rát khi đi tiểu

Trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, không tránh khỏi việc niệu đạo bị xước, rách. Khi sản phụ đi tiểu, nước tiểu tiếp xúc với niệu đạo gây cảm giác nóng rát, thậm chí đau buốt. Sau khi sinh, sản phụ nên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, giảm cảm giác đau khi tiểu tiện.

>> Bí quyết giam can sau sinh của chị em

Sản dịch ra nhiều

Sản dịch là dịch tiết ra từ âm đạo và tử cung trong thời kỳ hậu sản. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sau sinh tử cung sẽ co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài đồng thời trở về kích thước ban đầu. Vài ngày đầu sau sinh, mẹ có thể vẫn phải đóng loại bỉm người lớn nếu sản dịch ra quá nhiều. Khi lượng sản dịch giảm ít đi, mẹ có thể thay thế bằng băng vệ sinh thông thường. Sản dịch sẽ hết trong khoảng 6 tuần.  Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm bất động sau sinh để không bị tắc sản dịch.

Các cơ đau nhức

Vượt cạn được ví như một “trận chiến ác liệt”, khi mà mẹ phải dùng hết năng lượng, sức lực của mình để giúp con chào đời. Cuộc chuyển dạ kéo dài trong 3 giờ đồng hồ, thậm chí nhiều hơn đối với những mẹ sinh con so – sẽ tốn nhiều sức lực tương đương với việc chạy bộ 32km. Vì thế sau sinh, sản phụ sẽ không tránh khỏi bị đau nhức cơ.

Vẫn phải chịu đựng những cơn co

Đừng nghĩ khi con chào đời các cơn co tử cung sẽ dừng lại. Thực tế, sau sinh tử cung vẫn tiếp tục co thắt để đẩy sản dịch ra ngoài và trở về kích thước trước khi sinh. Thậm chí các cơn co này còn dữ dội và mạnh hơn cơn co khi chuyển dạ. Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, các cơn co cũng có cường độ mạnh hơn bởi cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin giúp tử cung co nhanh hơn. Các cơn co này sẽ khủng khiếp nhất trong vòng 48 giờ sau sinh, dần dần cường độ cơn co giảm nhẹ và dễ chịu hơn.

>> Tổng hợp nhung cau noi hay ve cuoc song quanh ta

Mắc bệnh trĩ

Mẹ có thể có vài búi trĩ sau sinh khi. Nghe có vẻ kinh khủng nhưng các búi trĩ này sẽ tự biến mất sau vài tuần. Nếu quá đau, mẹ có thể tắm nước ấm để dễ chịu hơn.

Sợ không dám sinh “tập 2”

Bất cứ bà mẹ nào sau sinh cũng sẽ lắc đầu nguầy nguậy khi nghĩ đến việc sinh em bé thứ hai. Những cơn đau, cảm giác lo lắng sợ hãi vẫn chưa qua đi khiến mẹ quả quyết chỉ sinh con một lần duy nhất. Tuy nhiên vài tuần hoặc vài tháng, cơ thể mẹ sẽ hồi phục trở lại trạng thái bình thường và chắc chắn mẹ sẽ tận hưởng cuộc sống chăm con mọn vừa vất vả nhưng tràn đầy niềm vui này.