Đó là Công Phượng
Chỉ mới có live score một năm, tiền đạo Công Phượng đi một mạch từ đội U19 Việt Nam lên đội U23 lẫn thử nghiệm ở tuyển quốc gia đều gây xôn xao làng bóng vì cách ứng xử trong trận đấu của anh.
Mới đây nhất ở trận giao hữu cuối cùng U23 Việt Nam hòa U23 Myanmar 2-2 chuẩn bị cho SEA Games, chân sút của HAGL cũng trở thành tâm điểm của mọi tranh luận. Pha độc diễn từ giữa sân vượt qua 3 cái bóng áo trắng rồi nhẹ nhàng chỉnh bóng vào góc chết đích thị là sản phẩm của Công Phượng.
Ai cũng trầm trồ tán thưởng pha bóng đẳng cấp ấy nhưng rồi giật mình tỉnh ra rằng nếu Công Phượng không ăn bàn thì hỏng. Bởi trong tình huống này, Phượng chỉ cần đẩy nhẹ bóng sang bên phải cho Hữu Dũng đang băng lên trống trải thì xác suất ghi bàn cao hơn rất nhiều.
Thế nhưng link sopcast chân sút của HAGL không chọn cách dễ chuyền bóng lại cố tình đi thêm vài nhịp nữa rồi tung cú sút làm bó tay thủ môn Myanmar.
Công Phượng đã không đi theo logic thông thường của một phương án tấn công mà chọn lối tác chiến bất thường tô điểm cho riêng mình dễ gây nên sự phán xét trái chiều. Sự ích kỷ này thậm chí còn gây khó khăn cho Công Phượng vì sau đó thiếu sự hợp tác của đồng đội nhưng nếu không xử lý như vậy thì đã không phải là… Công Phượng.
- Theo dõi thêm ket qua bong da seagame 28 tại đây.
Trận đấu này không có mặt ông Miura và chắc chắn chiến lược gia người Nhật không cho phép bất cứ cá nhân nào chơi bóng thiên về cá nhân làm lu mờ lối chơi đồng đội thiếu hiệu quả.
Thế nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy pha đảo bóng “kinh dị” của Công Phượng ở mấy nhịp cuối đã làm “gãy” các hậu vệ Myanmar cứ ngỡ trong hoàn cảnh ấy phải là một cú chuyền sang ngang.
Chất “quái” của Công Phượng đã làm nên tên tuổi cho anh, như pha bóng solo ghi bàn tuyệt đẹp vào lưới U19 Úc hồi năm ngoái nhưng lần này nó gây nhiều rắc rối lẫn dấy lên sự yêu – ghét không đáng có.
Công Phượng chơi bóng “không giống ai” và đấy là một cá tính không dễ gì thay đổi khi nó ăn sâu vào máu từ cái thời còn chân trần đá bóng ở học viện HAGL Arsenal JMG cho đến lúc khoác áo các đội tuyển.
Không thể nói Công Phượng chơi bóng dở hoặc tự xây ốc đảo cho riêng mình, hay bị đồng đội cô lập. Bởi đơn giản mỗi HLV có cách thiết lập lối chơi khác nhau và am hiểu phán đoán dựa vào từng cá nhân khác nhau.
Dễ thấy Công Phượng ở đội U19 Việt Nam dưới thời Guillaume thường được phép ích kỷ chơi bóng và thậm chí không cần mất sức tranh cướp. Ông thầy người Pháp muốn tận dụng tối đa khả năng đột phá và ghi bàn theo kiểu rất riêng của Công Phượng nên chấp nhận cho anh bỏ qua nhiều kỹ năng đồng đội khác.
Đến thời Miura luôn chú trọng vào lối chơi phối hợp tập thể và đơn giản nhưng việc ông chịu giữ lại Công Phượng không phải là vô lý.
Sẽ còn rất nhiều tranh cãi về Công Phượng ngay tại SEA Games sắp tới về thông tin cá nhân ích kỷ, trong một khoảnh khắc nào có thể nâng chân sút HAGL lên như một người hùng và ngược lại dễ trở thành kẻ tham lam nổi tiếng.