Ashtanga yoga là gì? Ý nghĩa của bài tập này ra sao
Ashtanga yoga là gì? Ý nghĩa của bài tập Ashtanga yoga như thế nào? Cùng nhau đi giải đáp thắc mắc trong bài viết của tin bên lề dưới đây nhé.
Khái niệm Ashtanga yoga là gì?
Ashtanga yoga là một loại hình tập luyện yoga cổ xưa và được giảng dạy lần đầu tiên từ bậc thầy yoga người Ấn Độ tên là Sri K.Pattabhi Jois. Từ Ashtanga trong tiếng Phạn cổ có nghĩa là 8 chi hoặc là 8 bước, trong đó “asht” có nghĩa là 8, “anga” nó có nghĩa là các bộ phận trên cơ thể con người. Ashtanga yoga còn có một số cái tên gọi cổ khác là raja yoga (yoga hoàng gia) hoặc là patanjali yoga. Ashtanga yoga đôi khi cũng sẽ được gọi là ashtanga vinyasa yoga, do ashtanga yoga là một loại hình tập yoga thuộc trường phái của vinyasa yoga.
Ý nghĩa của bài tập Ashtanga yoga là gì?
Điều khiển (Yama)
Điều đầu tiên mà loại hình tập yoga này yêu cầu chính đó là về phẩm chất đạo đức của con người. Để có thể tập yoga đòi hỏi những phẩm chất đạo đức ở bên ngoài như sau:
Satya: Chân thật, thành thật.
Asteya: Không hay trộm cắp, chiếm đoạt những thứ vốn không phải của mình.
Brahmacharya: điều độ.
Aparigraha: không tích trữ.
Quy tắc ứng xử (Niyama)
Tâm tĩnh và trong thì mới có thể luyện tập và cảm nhận được từng động tác yoga. Chính vì vậy, loại hình tập yoga này còn đòi hỏi người tập phải có:
– Sự trong sạch trong tâm hồn của mình.
– Tinh thần thoải mái, không bị vướng bận điều gì.
– Nhiệt tình với cuộc sống hiện tại.
– Tapas: kỷ luật.
– Svadhyaya: tự học.
– Ishvara Pranidhana: đầu hàng trước Thần thánh
Tư thế yoga (Asana)
Các tư thế yoga của bộ môn yoga này yêu cầu phải mang tới cho người tập luyện:
– Một cơ thể khỏe mạnh dẻo dai, săn chắc nhất.
– Một tinh thần thoải mái, xóa tan hết mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống.
Kiểm soát hơi thở (Pranayama)
Một trong những yếu tố được coi là quan trọng nhất khi tập luyện yoga mà bạn không thể bỏ qua chính là kiểm soát hơi thở của chính mình. Trong quan niệm của bộ môn yoga, hơi thở của bạn là không khí ở bên ngoài và bên trong cơ thể. Kiểm soát tốt hơi thở giúp bạn giữ sức lâu hơn và không bị cảm giác mệt mỏi khi tập.
Kiểm soát cảm xúc (Pratyahara)
Kiểm soát cảm xúc để tránh gặp phải những tác động từ bên ngoài tới bản thân trong lúc luyện tập.
Tập trung vào luyện tập (Dharana)
Luôn tập trung và việc luyện tập yoga giúp cho bạn không bị phân tâm và giảm đi hiệu quả bài tập.
Thiền định (Dhyana)
Đây là giai đoạn bạn đạt tới cảnh giới cao nhất của sự tập trung. Bạn hoàn toàn tập trung vào việc luyện tập yoga mà không bị gián đoạn bởi bất cứ điều gì. Hơi thở và các động tác kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.
Trạng thái phúc lạc (Samadhi)
Đây là trạng thái cuối cùng cũng là trạng thái đỉnh cao mà người tập ashtanga yoga luôn luôn hướng tới để đạt được. Tại trạng thái này, cơ thể và toàn bộ các giác quan như trong tình trạng vô thức nhưng tâm trí lại hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức được mọi thứ, mọi vật xung quanh.
Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã nắm rõ Ashtanga yoga là gì và ý nghĩa của Ashtanga yoga rồi phải không nào, hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được thêm nhiều thông tin hơn nhé.
>>> Bài viết liên quan: Yoga là gì?