ALA phải là nơi phát kiến và duy trì nền pháp quyền khu vực ASEAN

Thứ Bảy, Tháng Tư 9th, 2016

Vừa qua, tại TP. HCM, Hội Luật gia Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Hội đồng Điều hành Hiệp hội Luật gia các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN LAW ASSOCIATION (ALA) lần thứ 38.  Xem thêm ket qua xo so da nang hôm nay tại đây. 

Hội nghị đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt, các nước đều nhất trí cho rằng, ALA cần phải hướng tới là nơi phát kiến và duy trì nền pháp quyền của ASEAN, đặc biệt khi cộng đồng được chính thức thành lập vào cuối năm 2015 vừa qua.

ALA phải là nơi phát kiến và duy trì nền pháp quyền khu vực ASEAN - Ảnh 1

Phát kiến và duy trì nền pháp quyền

Chủ trì Hội nghị lần này có ông Avelino Velasquez Cruz, Chủ tịch Hội đồng ALA; bà Regina Padilla Geraldez, Tổng Thư ký Hội đồng ALA. Về phái đoàn Việt Nam, có ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia kiêm Chủ tịch Uỷ ban ALA Việt Nam; ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam; bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Dương Thành Văn, Trợ lý Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam kiêm Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cùng đông đảo đại biểu Hội Luật gia địa phương và các ban ngành của TP.HCM.  Bên cạnh đó là thông tin xo so kien giang hôm nay,.

Tại Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng ALA, ông Avelino Velasquez Cruz đã tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của ALA. Ông Avelino cũng nhấn mạnh đến việc ALA phải là nơi phát kiến và duy trì nền pháp quyền trong khu vực ASEAN. Đồng quan điểm, đại diện Brunei, Malaysia, Lào cũng cho rằng, phải đưa ALA lên tầm cao mới. Tất cả vì sự thịnh vượng của ASEAN.

Theo  tờ thong ke mien bac Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Quyền cũng nhấn mạnh: “Sự phát triển của ALA, đặc biệt từ khi có cộng đồng ASEAN chính thức thành lập đòi hỏi nhiều nỗ lực khác nhau, bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh và pháp luật. Sự phát triển của cộng đồng ASEAN cần đến những nền tảng pháp luật thích hợp. Chúng ta không thể có một cộng đồng với một thị trường chung phát triển, nếu không có hệ thống pháp luật thương mại tương thích, cũng không thể có một cộng đồng dựa trên trụ cột an ninh chung, nếu không có hệ thống pháp luật đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm khủng bố trong từng quốc gia và trong toàn thể cộng đồng”.

Thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Hội nghị đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, phê chuẩn văn bản Hội nghị lần thứ 37 tại Manila (Philippines). Theo đó, ALA đã thành lập hai ủy ban: Ủy ban ALA trước bước ngoặc mới, trong đó Việt Nam có thành viên là bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội và Ủy ban Hài hòa các luật thương mại hóa trong khu vực ASEAN, Việt Nam có thành viên là bà Nguyễn Thị Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.  Các bạn quan tâm sxkg hôm nay tại đây.

Hội nghị đã thống nhất thông qua việc nhóm họp hai Nhóm công tác (Nhóm công tác của Hội nghị quan chức tư pháp và Nhóm ALA trước bước ngoặt mới) vào tháng 1/2017 tại Singapore. Các nội dung về Làm mới khuôn khổ của Đại hội đồng ALA cho một ASEAN mới; về chủ đề Cộng đồng kinh tế ASEAN – những cơ hội và thách thức cho cộng đồng luật gia năm 2018; Nghị quyết về Một khuôn khổ hài hòa cho sự tự do hóa hoạt động hành nghề luật tại tất cả các nước thành viên ASEAN… cũng được thống nhất thông qua.

Về các nội dung của Hội nghị, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Ủy ban ALA Việt Nam cho rằng: “Hội nghị này của Hội đồng Điều hành ALA được tổ chức chỉ hơn 3 tháng sau khi cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập. Hội Luật gia Việt Nam vinh dự được đăng cai phiên họp có dấu ấn lịch sử này và hy vọng đây là Hội nghị có thể tạo ra những bước phát triển mới, có tính đột phá của ALA trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng ASEAN”.

Về những vấn đề lớn đang nổi lên trong khu vực, trong đó có vấn đề về an ninh, ông Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh: “Chúng ta cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa sự phát triển của ALA với sự phát triển của cộng đồng ASEAN. Đồng thời, nâng cao vai trò của ALA trong việc góp phần duy trì hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực, thúc đẩy đoàn kết thống nhất và có tiếng nói chung trong cộng đồng trước những thách thức an ninh đang nổi lên, trong đó có vấn đề Biển Đông. Tiến tới thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

"Những thông tin trên chỉ mang tính chất giải trí tham khảo không cổ xúy cho các hành vi phạm pháp, cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. "