Những điều mẹ cần làm để bé khỏe mạnh thông minh

Thứ Tư, Tháng Mười Hai 9th, 2015

3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến chị em nhiều lúc thấy lo lắng và mệt mỏi. Nhưng mẹ bầu chúng mình hãy tạm dẹp bỏ những băn khoăn đó để có thể cảm nhận. Cùng trang tin tuc phu nu cảm nhận và tìm hiểu nhé.

3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến chị em nhiều lúc thấy lo lắng và mệt mỏi. Nhưng mẹ bầu chúng mình hãy tạm dẹp bỏ những băn khoăn đó để có thể cảm nhận những điều thú vị mà tam cá nguyệt thứ nhất sẽ đem đến cho các bạn.

Những điều mẹ cần biết để con khỏe mạnh thông minh

Dưới đây là một số công việc cần làm sẽ giúp mẹ bầu sắp xếp thai kỳ của mình một cách khoa học.

1. Lên lịch cho buổi khám đầu tiên

Khi chị em đã thử que thử và biết được “tin vui” thì cần lưu ý để sắp xếp với y bác sĩ chuyên khoa một buổi khám chính thức.

Việc đi khám lần đầu không nhất thiết phải đến bệnh viện lớn, chị em có thể tìm hiểu một số phòng khám sản hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín, gần nơi bạn ở để đi khám.

Lần đầu đi khám có thể là khi bạn đã có thai được khoảng 10 đến 12 tuần. Buổi khám này có thể sẽ kéo dài từ 1-2 tiếng, trong đó bác sĩ có thể sẽ tìm hiểu một số thông tin như sau:

– Tiền sử bệnh tật mà bạn đã từng có (bệnh mãn tính, đã từng phẫu thuật, các loại thuốc mà bạn đã sử dụng trong vòng 3 tháng trước). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về lịch sử bệnh tật của mọi người trong gia đình bạn, trong gia đình liệu có người thân nào đã mắc bệnh nan y hoặc bệnh có khả năng di truyền hay không.

– Đo chiều cao, cân nặng để xác định chỉ số khối của cơ thể.

– Đo huyết áp.

– Điểm qua một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn ( nghề nghiệp, nơi sinh sống, có tập thể thao hay hoạt động nặng nào không?)

Việc nắm được 1 số thông tin cơ bản như trên sẽ giúp y bác sĩ tư vấn cho bạn các kiến thức cơ bản về việc chăm sóc sức khỏe thai phụ, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và các bài tập thể dục an toàn cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ.

2. Bổ sung axit folic hàng ngày

Để mẹ bầu có dau hieu co thai thai kỳ khỏe mạnh việc lý tưởng nhất là chị em nên bổ sung axit folic trước 2- 3 tháng khi có ý định thụ thai.Tuy nhiên, ngay khi bạn đã xác định được việc có bầu thì bạn vẫn cần tiếp tục bổ sung axit folic (vitamin B9) với liều lượng 400 microgram (mcg) một ngày. Axit folic là dưỡng chất vàng có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ thần kinh, tủy sống của thai nhi.

Ngoài axit folic mẹ bầu còn cần bổ sung 10mcg vitamin D mỗi ngày.

Vitamin D hay axit folic đều có thể tìm thấy dễ dàng trong các loại thuốc vitamin tổng hợp dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng thuốc thì chị em vẫn cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để thu nạp các loại vitamin bổ dưỡng một cách tự nhiên.

Hãy thư giãn khi mang thai. Ảnh: Getty Images

3. Thận trọng sử dụng thuốc

Trong thời gian mang thai,  mẹ bầu không thể tránh được việc sử dụng thuốc do mệt mỏi hoặc điều trị một số bệnh do thai nghén gây ra.Trước khi sử dụng thuốc, chị em nên tìm hiểu các biện pháp chữa bệnh tự nhiên để hạn chế tối đa sử dụng thuốc điều trị. Khi cần thiết phải uống thuốc, mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn thuốc. Lưu ý về hạn sử dụng ghi trên bao bì, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và uống thuốc đúng liều.

4. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy từ bỏ

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hút thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu, mà còn có nguy cơ cao bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Nếu bạn không hút thuốc lá nhưng sống trong môi trường có nhiều khói thuốc, có nghĩa là bạn đang hút thuốc lá thuốc thụ động. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, điển hình là việc trẻ sinh ra nhẹ cân.

Trong trường hợp bạn là người nghiện thuốc lá, tốt nhất nên tìm sự trợ giúp hoặc can thiệp của bác sĩ có chuyên môn.

5. Bỏ rượu hoặc hạn chế tối đa

Phụ nữ mang thai không nên uống rượu bia

Các chuyên gia y tế khuyên chị em đang mang thai không nên sử dụng rượu trong thai kỳ hoặc ít nhất là trong 3 tháng đầu .

Tuy nhiên vẫn có trường hợp chị em uống rượu trong thời gian mang thai. Tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng loại rượu có độ cồn thấp và chỉ uống 1 hoặc 2 lần/tuần.

6. Hạn chế tối đa sử dụng caffeine

Mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức một tách cà phê trong khi mang thai, nhưng đừng quên giới hạn đi kèm. Chị em chỉ nên sử dụng 200 mg caffeine mỗi ngày, đó có thể là 2 tách cà phê hòa tan hoặc 1 tách cà phê phin.Tuy vậy, khi chị em thường xuyên sử dụng các loại đồ uống lớn hơn 200mg cafein mỗi ngày trong thời gian mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Hàm lượng 200mg cafein/ngày bao gồm việc mẹ bầu sử dụng các thức uống như cà phê, trà xanh, nước ngọt, nước tăng lực và sô cô la trong một ngày.

7. Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Thiết lập cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ đảm bảo sự phát triển cân đối cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.Trước khi mang thai một số chị em có những thói quen ăn uống không tốt như nhịn ăn sáng, ăn khuya, ăn vặt, ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Những thói quen này đều sẽ phải điều chỉnh khi mang thai.Các mẹ bầu cũng lo lắng việc ốm nghén trong thời gian đầu mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, tuy nhiên trong tam cá nguyệt thứ nhất bạn không cần thiết phải bổ sung quá nhiều calo.

Trong thời điểm này, chị em cũng cần tìm hiểu một số loại thực phẩm nhất định không nên sử dụng vì chúng có khả năng chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, thậm chí có độc tố như phô mai mềm, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, các loại thực phẩm chưa được nấu chín như gan, pa tê, thịt hun khói hoặc các loại động vật có vỏ sống như hàu, ốc…

8. Ốm nghén chỉ là triệu chứng bình thường khi mang thai

Có 75% phụ nữ mang thai bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên, vì vậy đây chỉ là triệu chứng bình thường khi mang thai.

Để giảm bớt việc buồn nôn, nôn ọe, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bạn có thể ăn ít nhưng ăn các món ăn hợp khẩu vị của mình.

Luôn để trong túi một gói bánh quy để nhấm nháp khi bạn đói hoặc vài chiếc kẹo gừng ngậm để giảm bớt cảm giác buồn nôn. Hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất khi bạn qua tuần 12 -14 của thai kỳ.

Với những trường hợp mẹ bầu ốm nghén nặng, nôn liên tục, cơ thể mệt mỏi do không ăn uống được thì cần thăm khám để bác sĩ chuyên khoa tiếp nước và kê đơn thuốc điều trị bổ sung.

Thiết lập cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Ảnh: Getty Images

9. Tìm hiểu các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ

Có một số triệu chứng xuất hiện trong thời gian mang thai mà mẹ baaif không nên xem thường như chuột rút, đau đầu, xuất huyết âm đạo… Đây có thể chỉ là những dấu hiệu bình thường nhưng cũng là cảnh báo sớm cho các biến chứng sản khoa.

Vì vậy, trong quá trình khám thai định kỳ, đi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, chị em cần thông báo ngay lập tức cho bác sĩ phụ trách để kịp thời can thiệp.

10. Tận hưởng những giây phút thư giãn

Nhiều chị em có cảm giác mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức trong 3 tháng đầu mang thai. Điều này diễn ra do sự tăng giảm của tuyến nội tiết trong cơ thể. Đây thực chất chỉ là một hiện tượng bình thường trong thời kỳ đầu thai nghén, tuy nhiên nó cũng có thể gây khó khăn cho chị em đang đi làm.

Hãy cố gắng một cách tối đa để đi ngủ sớm. Nếu bạn cảm thấy trằn trọc, khó ngủ thì hãy thư giãn đọc sách hoặc nghe những bản nhạc yêu thích. Thử tắt điện thoại để quên đi những áp lực trong công việc. Một giấc ngủ 8 tiếng thoải mái có thể sẽ trở thành điều “xa xỉ” khi em bé của bạn ra đời, vì vậy hãy tận hưởng nó khi bạn đang có thể thực hiện nó.