Messi – Người đem bóng đá trở về thời nguyên thủy

Thứ Năm, Tháng Sáu 25th, 2015
Nhà báo người Argentina Hernan Casciari thể hiện sự ngưỡng vọng dành cho Lionel Messi trong một bài viết có tựa đề: “Messi là một chú chó”. VnExpress đăng lại, nhân dịp sinh nhật lần thứ 28 của siêu sao đang khoác áo Barcelona hôm qua 24/6.

Nếu bạn hỏi tôi một câu hỏi đại loại như: “Này, vì sao anh lại chọn Tây Ban Nha làm nơi an cư lạc nghiệp thay vì sinh sống ở quê nhà Argentina?”, tôi chỉ đáp ngắn gọn: “Bởi vì tôi có một gia đình ở Catalunya”. Còn nếu bạn mong chờ một câu trả lời nghiêm túc hơn, thì đây: Tôi ở lại Barcelona trong thời điểm tồi tệ và chán ghét thế này vì tôi chỉ cách nơi cầu thủ hay nhất trong lịch sử bóng đá thế giới chơi bóng hàng tuần có bốn mươi phút đi tàu điện ngầm.

Nếu vợ tôi mà đòi quay trở lại Argentina vào lúc này,kq bong da  lá đơn ly dị có sẵn chữ ký sẽ ngay lập tức được chìa ra trước mặt cô ấy. Tôi phải ở lại Barcelona. Chưa bao giờ tôi nghĩ có một đội bóng nào hay như Barcelona và cầu thủ xuất chúng được như Lionel Messi. Bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào của họ đều rất đáng tiếc.

Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng vốn đã đem lại cho người ta những niềm vui cỏn con, tạm quên đi khó khăn của thực tế cuộc sống. Tin tức, hình ảnh về Messi tràn ngập khắp các mặt báo, thay thế cho những thông tin khô khốc về khủng hoảng kinh tế. Đứng giữa những luồng thông tin khổng lồ ấy, tôi chợt nảy ra một ý tưởng, một ý tưởng lạ lùng và khó lòng giải thích bằng lời. Tôi sẽ thử viết ra xem thế nào nhé.

1-6708-1435201182.jpg

Nhà báo Casciari.

Messi không bao giờ ăn vạ

Mọi chuyện bắt đầu vào một buổi sáng. Tôi cứ xem ngấu nghiến hàng loạt clip bàn thắng của Messi trên Youtube, bất chấp cảm giác có lỗi khi đang còn nợ bài của sáu tạp chí. Rồi một clip thu hút sự chú ý đặc biệt của tôi. Có đến hàng trăm, hàng nghìn những thứ tương tự về Messi, nhưng clip mà tôi vừa nhấp chuột vào là một sự khác biệt hoàn toàn. Nó không phải clip về những bàn thắng tuyệt diệu, những pha kiến tạo chết chóc hay qua người đẳng cấp có một không hai. Nó là clip ghi lại hàng trăm pha phạm lỗi của đối phương với Messi, mỗi pha dài tầm vài giây.

Điều đáng ngạc nhiên là trong hàng trăm pha phạm lỗi ấy, hanh phuc gia dinh  Messi tuyệt đối không ngã, càng không bao giờ ăn vạ hay kêu gào với trọng tài hòng kiếm một quả phạt. Đôi mắt anh ấy như dán chặt vào quả bóng, đôi chân cố tìm lại thăng bằng và tiếp tục bứt tốc. Kéo áo, xoạc bóng, tỳ vai, ngáng chân… vẫn không thể ngăn anh ấy lại. Marco Materazzi, cựu hậu vệ Inter Milan và tuyển Italy từng nói: “Để ngăn chặn Messi, hãy phạm lỗi rồi cầu nguyện”. Cầu nguyện để không bị dính thẻ, cầu nguyện Messi sẽ…. ngã để pha phạm lỗi không trở thành phí công.

Tôi sửng sốt khi nhận ra một nét chung trong tất cả những pha phạm lỗi ấy, buộc tôi phải chuyển sang chế độ làm chậm video để coi lại từng pha: mắt Messi không hề rời khỏi quả bóng.

3-4430-1435201182.jpg

Mắt của Messi không bao giờ rời khỏi trái bóng, dù bị phạm lỗi.

Bóng đá hiện đại có một hệ thống luật lệ vô cùng chặt chẽ. Cầu thủ ngày càng trở nên khôn khéo hơn. Thông thường, khi bị đối phương phạm lỗi, họ sẽ cố gắng ngã lăn ra thật nhanh, thật khéo, để kiếm lấy một quả phạt hay buộc đối phương dính thẻ để thuận lợi cho những đợt tấn công về sau. Chỉ có Messi là cố tình phớt lờ những quy luật ngày càng trở nên phổ biến ấy. Messi giống như bị bỏ bùa, bị thôi miên. Anh ấy chỉ muốn đưa quả bóng về phía khung thành nhanh nhất có thể, chẳng quan tâm đến cái gọi là lợi thế, luật lệ. Thậm chí, dù bầu trời có sập xuống thì mắt anh ấy cũng chẳng rời khỏi quả bóng.

Rồi bất giác, tôi nhận ra rằng ánh mắt ấy sao mà thân quen đến thế. Tôi bèn dừng đoạn clip lại, phóng to lên để nhìn kỹ đôi mắt của Messi. Đúng rồi! Ánh mắt của Messi giống hệt ánh mắt của Totin khi nhìn miếng bọt biển màu vàng (dùng để rửa bát).

Messi là chú chó

Thuở còn nhỏ, tôi có một chú chó tên là Totin. Nó không phải là con chó khôn ngoan gì. Trộm vào nhà cuỗm tivi, nó chỉ nằm một chỗ và hếch cái mõm lên. Người ta bấm chuông cửa, nó chẳng ý kiến gì. Tôi mà có ốm liệt giường chắc nó cũng chẳng thèm quan tâm.

Ấy vậy mà nếu bất kỳ ai đó (mẹ tôi, chị gái tôi hoặc là chính tôi) giành lấy miếng bọt biển, Totin như phát điên. Nó muốn cái bọt biển màu vàng ấy hơn bất cứ thứ gì trên đời. Tôi cầm miếng bọt biển giơ qua giơ lại và mắt nó cứ dõi theo từng động tác của tôi. thoi trang cong so Cái cổ của Totin di chuyển theo miếng bọt biển, mắt nó ánh lên sự thông minh và say mê tột độ. Nó bị nghiện miếng bọt biển. Khi Messi vào sân, đôi mắt của anh ấy nhìn quả bóng ánh lên một sự say mê khó cưỡng, tương đồng một cách kỳ lạ với sự phấn khích của Totin trước miếng bọt biển.

Trong thoáng chốc, bạn nhận ra có một sự thay đổi nhanh chóng ở góc nhìn của hai chủ thể nêu trên. Từ ánh mắt đầy mê muội của một chàng trai mới lớn cho đến cái nhìn đầy kiến thức của Sherlock Holmes. Tôi phát hiện ra khi xem đoạn video kia: Messi là một con chó. Con chó đầu tiên biết chơi bóng. Đó là quan điểm của tôi, mong bạn đừng cho rằng việc so sánh này là một sự sỉ nhục. Tôi xin lỗi tất cả những người đã đọc đến tận đây với sự kỳ vọng lớn hơn.

Con chó không bao giờ biết giả vờ đau đớn, cũng không hề biết phàn nàn với trọng tài rằng con mèo đã thoát khỏi nó như thế nào, càng không chờ người đưa thư móc ra chiếc thẻ vàng. Thuở sơ khai của bóng đá, người ta chơi bóng theo cách ấy. Họ cứ đuổi theo quả bóng mà không quan tâm đến những thứ khác: không có thẻ phạt, không có luật việt vị, không có chiến thuật, treo giò và luật bàn thắng sân khách… Messi đã đưa bóng đá trở lại niềm say mê nguyên thủy.

Bóng đá hiện đại đã thay đổi quá nhiều. Mọi người chú tâm một cách tiêu cực vào hệ thống luật lệ rườm rà. Sau mỗi trận cầu đinh, người ta mất cả tuần lễ để tranh luận về nó.

Chỉ có con chó là không quan tâm đến những điều đó. Nó không nghe đài, không đọc báo, cũng chẳng biết tính chất của một cuộc đấu là giao hữu hay trận chiến sinh tử. Con chó chỉ quyết tâm giành miếng bọt biển đến cùng, ngay cả khi nó đang buồn ngủ hay bị ai đó rượt đuổi. Messi là con chó. Anh ấy phá vỡ hàng loạt những kỷ lục, giành vô số danh hiệu, nhưng quả bóng mãi mãi là niềm vui, là mục tiêu tối thượng, giống như con chó say mê miếng bọt biển cho đến khi nó chết vậy. Nó có thể chơi với bọt biển ngày này qua ngày khác mà không biết mệt.

2-9647-1435201182.jpg

Chơi bóng, đối với Messi, là niềm đam mê và có ý nghĩa hơn tất cả mọi thứ.

Một trận đấu có hai hiệp thi đấu chính thức, kéo dài tổng cộng 90 phút nhưng thực chất, các cầu thủ chỉ chơi bóng trong 50 phút. FIFA biến 40 phút còn lại là của luật lệ. Nhưng Messi chẳng thèm quan tâm. Anh ta thật bệnh hoạn. Thứ bệnh hoạn ấy khiến tôi lay động và cảm thấy phấn khích thực sự, vì tôi yêu Totin. Anh ta là con chó chơi bóng đầu tiên, có lẽ là cuối cùng trên thế giới. Tôi phải kiểm chứng điều đó bằng cách đến xem anh ta chơi bóng hàng tuần. Đấy cũng là lý do duy nhất giữ tôi ở lại Barcelona.

Những người yêu bóng đá có niềm tự hào của riêng mình vì được chứng kiến những cột mốc vĩ đại khác nhau của bóng đá thế giới. Tưởng tượng một ngày nào đó, tôi qua đời và được lên thiên đường. Người ta sẽ ngồi quây quần và tán dóc về bóng đá trong thời đại của mình. Có người nói rằng mình còn đi học ở Amsterdam năm 1973. Có người là kiến trúc sư ở Sao Paulo năm 1962. Có người vẫn đang trong độ tuổi thiếu niên ở Napoli vào năm 1987. Ở thiên đường, tôi được gặp lại cha mình. Ông ấy cũng tham gia buổi “tọa đàm” về bóng đá và cất tiếng nói: “Tôi du lịch ở Montevideo năm 1967”. Có người lập tức bồi ngay: “Tôi được chứng kiến sự im lặng ghê rợn trên các khán đài sân Maracana năm 1950”.

Khi tất cả kể hết, tôi sẽ từ từ đứng dậy và phát biểu: “Tôi từng sống ở Barcelona, nơi có một con chó đang chơi bóng trong thời đại của con người”.

Rồi Chúa sẽ xuất hiện và cho tôi được sống lại vì Ngài cũng thích con chó ấy.

"Độc giả lưu ý rằng, thông tin nhận định, dự đoán bóng đá chỉ mang tính chất giải trí và tham khảo dựa vào các nguồn thống kê dữ liệu bóng đá, cảm ơn các bạn đã tin tưởng. Chúc các bạn có những kiến thức bóng đá thú vị!"